1. Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì (Retainer) là khí cụ có tác dụng giúp răng cố định ở vị trí mới với tính thẩm mỹ và chức năng tối ưu sau khi bạn kết thúc điều trị chỉnh nha. Mặc dù bạn đã trải qua một thời gian dài niềng răng để di chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn nhưng tại vị trí mới xương ổ răng và dây chằng nha chu vẫn còn đang trong quá trình tái tạo nên chưa thật sự ổn định, do đó răng có xu hướng trở lại vị trí cũ hoặc vị trí không mong muốn khác bởi các lực tác động trong qua trình ăn nhai, nói chuyện…, kể cả niềng răng mắc cài hoặc khay trong suốt thì giai đoạn mang hàm duy trì được thực hiện giống nhau và cực kỳ quan trọng để giữ ổn định kết quả đó.
Phương pháp đeo hàm duy trì sau khi niềng răng không ngăn ngừa 100% nhưng nó là một khí cụ tốt nhất trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tối đa những dịch chuyển răng không mong muốn sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Và những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng loại hàm duy trì phù hợp sẽ giúp cho bạn đạt kết quả tốt nhất sau điều trị cũng quan trọng không kém. Trong giới hạn bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại hàm duy trì và ưu nhược điểm từng loại.
2. Phân loại hàm duy trì.
Tùy thuộc vào vấn đề chỉnh nha bạn gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các đề xuất cho loại hàm duy trì cố định hay hàm duy trì tháo lắp hoặc kết hợp cả 2:
2.1 Hàm duy trì cố định
-
- Bao gồm một dây kim loại được gắn cố định vào mặt trong của các răng cửa trên và và răng cửa dưới. Việc cố định này sẽ kéo dài một vài năm và sau đó được tháo ra sau khi vị trí mới của răng đã ổn định.
-
- Ưu điểm:
- Là một lựa chọn rất rốt nếu răng của bạn có khả năng cao trở lại vị trí cũ hoặc tái phát sau khi bạn đã tháo niềng.
- Bạn sẽ không cần phải nhớ việc mang hàm duy trì sau mỗi lần ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
- Khí cụ sẽ được lắp phía trong mặt lưỡi nên hoàn toàn trở nên vô hình đối với người khác.
- Khó bị hư hỏng và không thể bị thất lạc.
- Nhược điểm:
- Gặp khó khăn khi vệ sinh răng phía trước.
- Dễ mắc thức ăn và không sử dụng được chỉ nha khoa.
- Ưu điểm:
2.2 Hàm duy trì tháo lắp
2.2.1 Hàm duy trì Essix (Hàm duy trì tháo lắp trong suốt).
-
- Cấu tạo của hàm duy trì là vật liệu nhựa trong suốt được thiết kế theo khuôn mẫu hàm răng của bạn, nhìn bề ngoài cũng giống như khay niềng răng trong suốt, nhưng chức năng chính ở đây là giữ cố định răng bạn tại vị trí mới chứ không tham gia vào quá trình di chuyển răng. Đây là một lựa chọn rất tốt nếu bạn không muốn người khác nhận ra mình đang mang khí cụ duy trì và chúng có tuổi thọ từ 18 – 24 tháng.
-
- Ưu điểm:
- Có thể tháo lắp khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
- Dễ dàng vệ sinh khí cụ.
- Trong suốt hoàn toàn mang tính thẩm mỹ cao.
- Nhược điểm:
- Không thể thực hiện tinh chỉnh vị trí răng trong qua trình đeo khay như hàm duy trì Hawley.
- Dễ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao và có thể bị nứt hoặc gãy trong quá trình tháo lắp.
- Có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm khi đeo khay.
- Ưu điểm:
2.2.2 Hàm duy trì Hawley (Hàm duy trì tháo lắp kim loại).
-
- Như bạn có thể đã thấy, hàm Hawley cấu thành bao gồm nhựa và dây kim loại, hình dạng được thiết kế sao cho vừa với khuôn miệng của bạn. Dây kim loại được uống thành vòng cung nằm trên sáu răng cửa với các vòng tròn gần răng nanh giúp điều chỉnh nhỏ khi răng ổn định vào vị trí.
-
- Ưu điểm:
- Dễ dàng tháo lắp và có thể tinh chỉnh kết quả chỉnh nha trong thời gian đeo hàm duy trì.
- Tính ổn định cao hơn so với những loại khác.
- Có thể sửa chữa khi bị hư, gãy, không cần phải thay thế.
- Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao khi có bộ phận kim loại bao quanh các răng trước.
- Phần nhựa trên hàm duy trì tựa vào vòm miệng nên sẽ gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng khi phát âm.
- Dễ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao và có thể bị nứt hoặc gãy trong quá trình tháo lắp.
- Ưu điểm:
3. Thời gian đeo hàm suy trì sau khi niềng răng là bao lâu?
Thông thường sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 3 đến 6 tháng đầu tiên sau khi kết thúc quá trình điều trị niềng răng là thời gian quan trọng nhất liên quan đến sự bất ổn định của răng tại vị trí mới, vì thế hàm duy trì phải được đeo ít nhất 22 tiếng mỗi ngày.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn chỉ mang vào ban đêm và được bắt đầu khi bác sĩ đã thăm khám, đưa ra chỉ định cho bạn, thời gian kéo dài từ 1 đến 2 năm. Mặc dù vậy, bất cứ khi nào trong quá trình sử dụng hàm duy trì dành cho ban đêm mà cảm thấy khó lắp vào thì bạn phải trở lại giai đoạn đeo hàng ngày với ít nhất 22 tiếng vì răng bạn đang bắt đầu tìm cách trở lại vị trí cũ.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn có thời gian đeo chỉ cần 2 đến 3 ngày mỗi tuần và chủ yếu là buổi tối khi đi ngủ. Càng về sau thời lượng mang hàm duy trì sẽ giảm dần và sau đó răng bạn đã ổn định tại vị trí mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc đeo khí cụ duy trì.
Im very pleased to uncover this page. I want to to thank you for your time just for this fantastic read!! I definitely appreciated every little bit of it and i also have you saved to fav to look at new stuff in your web site.