Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta tiếp tục đến với phần 2 của hành trình: Giải mã labo sản xuất khay chỉnh nha trong suốt. Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu sơ qua quy trình để sản xuất của một ca chỉnh nha trong suốt rồi, và ở phần 2 này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về các thiết bị cần có để lab có thể hoạt động sản xuất.

Nội dung của serial chủ đề: Giải mã labo sản xuất khay chỉnh nha trong suốt.

  • Phần 1: Quy trình chỉnh nha clear aligner.
  • Phần 2: Trang thiết bị cần có cho một lab chỉnh nha inhouse.
  • Phần 3: Chọn vật liệu ép máng.
  • Phần 4: Giới thiệu về chương trình thiết kế 3Shape OrthoAnalyzer.
  • Phần 5: Attachment và cách sử dụng cơ bản.

1 – Máy scan 3D.

Đầu tiên chúng ta cần số hóa mẫu hàm, nghĩa là phải có mẫu dạng 3D của mẫu hàm, thường thì ở lab hay sử dụng là loại “Desktop Scanner”, loại này sẽ quét mẫu hàm thạch cao của chúng ta và xuất ra định dạng file *.STL. Hoặc có thể nhận file scan từ phòng khám bằng các máy scan trong miệng (Intraoral Scanner) để sử dụng cho thiết kế, một vài máy scan mà mình biết hiện đang bán trên thị trường Việt Nam:

  • Desktop Scanner: 3SHAPE, OPENTECHNOLOGY, SHINING 3D…
  • Intraoral Scanner: 3SHAPE, Medit, SHINING 3D…

2 – Chương trình thiết kế

Tất cả các chương trình thiết kế cho chỉnh nha bằng khay đều có chức năng cơ bản nhất là chia nhỏ việc di chuyển răng từ vị trí bắt đầu đến vị trí răng mong muốn thành nhiều bước đi nhỏ và xuất ra thành dạng file có thể dùng để in thành mẫu hàm 3D.

Việc lựa chọn và sử dụng các chương trình này thì chỉ cần đám ứng chức năng cơ bản đó đều có thể sử dụng được, vì khi bạn đã nắm đc kỹ thuật thì chương trình nào nó cũng như nhau, chỉ khác nhau về giao diện, thanh công cụ…Và gần đây là khả năng tạo được clincheck trên hệ thống cloud có giao diện đẹp hơn, thân thiện và dùng để dễ tư vấn hơn, có thể so sánh đẹp đến khoảng 70% đến 80% so với TOP Invisalign.

Một số chương trình thiết kế phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • 3Shape OrthoAnalyzer: Đây là một sản phẩm của 3shape, cũng là phần mềm mình hay sử dụng nhất để thiết kế. Về ưu điểm: có khá nhiều chức năng, mình có thể tùy biến nhiều thứ nhưng cũng là một nhược điểm cho những người mới bắt đầu vì có quá nhiều thanh công cụ, nên việc sử dụng nó cũng mất vài ngày để học. Sử dụng hệ thống cloud để liên kết dữ liệu gữa những sản phẩm của 3Shape như máy scan trong miệng, có thể dùng để mở rộng thành một hệ thống lớn vì phần quản lý của 3Shpae được xây dựng và cung cấp cho người dùng khá là hoàn thiện. Nhược điểm: Hay bị lỗi vặt, clincheck sinh ra bởi 3shape khá xấu cũng như chưa có nền tản clincheck trên web để hỗ trợ tư vấn dễ hơn, việc chuẩn bị mẫu hàm và cắt răng vẫn phải làm bằng tay, khá mất thời gian.
  • OnyxCeph: thanh công cụ đơn giản, hỗ trợ cắt răng tự động, clincheck online và khá là đẹp.
  • ArchForm: thanh công cụ đơn giản, hỗ trợ cắt răng tự động, clincheck online và khá là đẹp.

Và còn rất rất là nhiều những chương trình khác nhưng mình chưa có cơ hội tiếp xúc nên không có nhận xét hết về ưu nhược điểm của chúng, vì vậy các bạn muốn tìm hiểu thêm có thể dùng từ khóa trên google: Clear aligner studio.

3 – Máy in 3D

Tùy vào ngân sách và nhu cầu của bạn mà chọn loại máy in 3D phù hợp với mình. Giới hạn bài này mình xin giới thiệu với các bạn về máy in 3D dạng mực in lỏng (Resin). Tại sao mình chọn loại máy in này vì: Có độ chính xác cao, mẫu in đẹp và chi phí đầu tư khá linh động từ vài triệu đến vài tỷ, nhưng vẫn đáp ứng đc nhu cầu cơ bản đó là in mẫu hàm cho chỉnh nha bằng khay trong suốt.

Mình xin giới thiệu một số hãng mà mình đã từng tiếp xúc và cảm thấy có chất lượng khá ok:

  • Khoảng giá từ 5tr -> 30 tr: Anycubic, Phrozen…
  • Khoảng giá từ 50tr -> 200tr: Uniz, SHINING 3D, SprintRay…
  • Khoảng giá >200tr: Formlabs, Asiga, Structo…

Giá của máy in phục thuộc vào: Thương hiệu, công nghệ in, độ chính xác, tốc độ in, khả năng in một lần được bao nhiêu mẫu hàm, tỉ lệ lỗi…Tất cả cac hãng mình giới thiệu đều được phân phối chính hãng ở Việt Nam, mọi người có thể tìm và đặt mua trong ngày.

4 – Máy ép khay

Cũng như máy in 3D, tùy vào sản lượng và ngân sách để có thể chọn một máy ép máng phù hợp:

  • Khoảng giá dưới 10tr: Các máy ép máng tẩy trắng, máng duy trì, mình nhớ đâu đó tầm 2tr5
  • Khoảng giá >10tr: Erkoform, Ministar, DRUFOMAT…

Giá của máy in phục thuộc vào: Thương hiệu, công nghệ ép, độ chính xác…Tất cả cac hãng mình giới thiệu đều được phân phối chính hãng ở Việt Nam, mọi người có thể tìm và đặt mua trong ngày.

5 – Máy cắt khay:

Sử dụng máy cắt bằng tay và mũi cắt bất kỳ để tách khay ra khỏi mẫu hàm, mình thường dùng máy Marathon 35K vòng/phút và mũi cắt ty thường dùng để cắt răng ra khỏi bánh phôi zirco.

Cảm ơn vì đã đọc và hẹn gặp lại!

Tác Giả

Bình luận

  1. Nguyễn thanh long 29/09/2022 at 13:24 - Reply

    Cần tư vấn nhé

    • admin 03/10/2022 at 14:03 - Reply

      Xin chào anh! Cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết ạ, không biết anh cần tư vấn thêm thông tin nào ạ? Anh có thể vui lòng kết bạn với em qua sđt: 0768368379 nha

Bài viết có thể bạn quan tâm!