Như chúng ta đã biết, chỉnh nha không mắc cài hiện nay đang là một xu thế phát triển mạnh mẽ, với những thương hiệu nước ngoài hiện có mặt tại Việt Nam phải kể đến như Invisalign, Zenyum…Bên cạnh đó cũng xuất hiện những thương hiệu trong nước như Leetray, Vinalign…Ngoài ra còn rất rất là nhiều những sản phẩm thương hiệu khác được sản xuất và sử dụng ngay tại phòng khám nha khoa, được gọi với tên chung là sản phẩm “Inhouse”. Vậy bạn có muốn biết những sản phẩm “Inhouse” này được sản xuất như thế nào? Hãy cùng theo dõi những bài viết của chúng tôi về chủ đề này, trong serial bài viết này chúng tôi sẽ “bật mí” và giải đáp toàn bộ những thông tin về quy trình và cách setup một lab khay “Inhouse”. Mong được các bạn theo dõi và đóng góp ý kiến để chúng ta có thể hoàn thiện và bổ sung kiến thức cho mảng chỉnh nha bằng khay này!

Nội dung của serial chủ đề: Giải mã labo sản xuất khay chỉnh nha trong suốt.

Đây là một tấm hình nói lên tất cả, mô tả toàn bộ quy trình một ca chỉnh nha khay được sản xuất như thế nào? Mô hình này áp dụng được cho từ một labo nhỏ inhouse cũng như sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Tổ chức của quy trình sản xuất này bao gồm những phần:

1 – Lấy dấu mẫu hàm (Scan)

  • Bệnh nhân được lấy dấu mẫu hàm tại phòng khám, mẫu hàm có thể được lấy theo phương pháp truyền thống là thạch cao, sau đó được scan 3D bởi máy quét có độ chính xác cao, thường thì dùng máy quét mẫu hàm dành cho phục hình ở các labo hiện nay (Desktop Scanner).
  • Hoặc dùng máy scan trong miệng (Intraoral Scanner), cách này có độ chính xác cao hơn, mẫu scan ít bị lỗi và dễ dàng gửi file sang bộ phận thiết kế bằng hệ thống cloud thường được cung cấp miễn phí bởi hãng sản xuất máy.

2 – Thiết kế mô phỏng (Design)

  • Sau khi mẫu hàm đã được số hóa (Scan thành dạng file 3D), thường ở định dạng *.STL hoặc *.DCM (3shape) hoặc *.PLY (Itero)… sẽ được gửi tới bộ phận thiết kế mô phỏng. Nhiều vậy thôi nhưng thực ra định dạng STL được sử dụng nhiều nhất và gần như tất cả các máy scan đều có thể xuất ra định dạng này để phục vụ cho việc thiết kế và trong in ấn 3D.
  • Tại bộ phận thiết kế, mẫu hàm sẽ được nhét vào trong (Import) phần mềm thiết kế, tại đây file 3D sẽ được xử lý cắt gọt, tạo hình răng, bù lẹm …một số chương trình xịn sò hiện nay nó đã có thể tự làm việc này, kỹ thuật viên có thể bỏ qua và qua thẳng luôn bước sắp xếp di chuyển răng.
  • Các bước di chuyển răng đó nghĩa là gì? Đó là việc di chuyển răng từ khi bắt đầu điều trị đến khi kết thúc với kết quả mong muốn. Trong quá trình này răng sẽ di chuyển từ một vị trí ban đầu đến vị trí kết thúc, nhưng quãng đường di chuyển đó thường khá xa nên sẽ được chia nhỏ ra thành các bước di chuyển, để răng nó đi từ từ, chứ nhanh quá răng đi không có được, may ra nhổ chỗ này cắm chỗ kia thì nhanh.
  • Tổng hợp toàn bộ các bước di chuyển này sẽ được gọi là “clincheck”, cũng có thể gọi là kế hoạch di chuyển răng hoặc kế hoạch điều trị.

3 – In 3D (Print)

  • Sau khi đã tạo ra các bước di chuyển này, kỹ thuật viên dùng chương trình thiết kế đó để xuất ra (Export) ra file 3D, định dạng file thường là *.STL, file này là định dạng cơ bản mà tất cả các máy in 3D đều đọc được, nên khi các bạn có file này thì vô tư in 3D thôi, máy nào cũng in được, không cần lo sợ.
  • Tùy máy in bạn dùng, có thể là máy in sợi, máy in resin, hoặc sang chảnh nữa thì khắc CNC… cái nào cũng được, bạn sẽ tạo ra một mẫu hàm mà bạn có thể cầm nắm trên tay được thì chúng ta có thể chuyển qua bước tiếp theo.

4 – Ép khay (Thermoform)

  • Ép khay là bạn dùng một miếng nhựa chuyên dùng cho chỉnh nha, bỏ vào máy ép và ép lên mẫu hàm bạn vừa in ra.
  • Về nguyên tắt thì miếng nhựa này sẽ ép lên mẫu hàm, tạo ra một cái khay theo định dạng mẫu hàm mà bạn ép, sau đó đeo lên miệng và nó cố kéo cái răng của bạn vào cái khay đó, cuối cùng thì răng bạn chạy vô nằm trong cái khay đó, tới đây là đã di chuyển răng thành công.
  • Miếng nhựa này thường thì ép bằng nhiệt, tương tự như khi ép máng tẩy trắng, khay duy trì thôi, có thể dùng máy ép đó để làm khay chỉnh nha và điều trị tốt một cách bình thường nếu bạn nắm rõ kỹ thuật, không cần phải máy quá xịn đâu.

5 – Khắc laze (Engrave)

  • Phần này thì chỉ là tùy chọn (Option) vì chỉ khắc khi bạn sản xuất làm thương hiệu, khắc logo, số thứ tự khay cho đẹp và sang.
  • Về máy khắc thì cứ tìm hiểu về máy khắc Laze Fiber và nói với người bán bạn cần khắc được lên trên nhựa là sẽ được tư vấn.

6 – Cắt khay (Cut)

  • Phần này thì dùng bất cứ công cụ nào để cắt cái khay và lấy được cái khay ra khỏi mẫu hàm đã ép là được.
  • Chú ý: phải đánh bóng kỹ đường viền để khi bệnh nhân đeo sẽ không bị trầy xướt.

7 – Vệ sinh, QC, đóng gói (Package & Lable)

  • Vệ sinh kỹ sản phẩm trước khi giao vì đây cũng là một sản phẩm đeo trong miệng lâu dài, nhưng không được vệ sinh bằng nhiệt như: nước nóng, hấp nhiệt…vì sẽ làm cho khay biến dạng và không sử dụng được.
  • QC (Quality Control) là kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao.

Cảm ơn vì đã đọc và hẹn gặp lại!

Tác Giả

Bình luận

Bài viết có thể bạn quan tâm!